Thông báo Báo chí

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành trong lĩnh vực Văn hóa

Ngày 15/01/2025 - 13:29:08

 

Căn cứ Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”;

Thực hiện Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 28/3/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trên địa bàn trong năm 2024; Ban biên tập Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đăng tải toàn văn Thông cáo báo chí Văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2024 trong lĩnh vực Văn hóa như sau:

I. VĂN BẢN 1

1. Tên văn bản quy phạm pháp luật: Nghị quyết số 29/2024/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định phí thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2. Hiệu lực thi hành:

- Hiệu lực thi hành: Có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 12 năm 2024.

- Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 98/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3. Sự cần thiết, mục đích ban hành:

a) Cơ sở chính trị, pháp lý:

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐCP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TTBTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa;

Hiện nay, Luật Phí và lệ phí ngày 25/11/2015 thay thế Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28/8/2001; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí đã thay thế Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐCP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002; Nghị định số 115/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm 2, Mục IV phần B Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006; Bãi bỏ nội dung về phí, lệ phí tại Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thay Thông tư số 250/2016/TTBTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 96/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Các văn bản mới liên quan đến phí và lệ phí được ban hành: Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 22/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28/11/2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.

b) Cơ sở thực tiễn:

Ngày 08/12/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 98/2017/NQ-HND Quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 02 di tích: Khu danh thắng Bửu Long và danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan nằm trong diện thu phí... Qua báo cáo, hiện Khu danh thắng Bửu Long chưa đề xuất tăng mức phí. Riêng danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan, đơn vị quản lý đề xuất tăng mức thu phí và tỷ lệ % để lại cho đơn vị thu phí. Lý do: Mức phí tham quan đang áp dụng hiện nay đã thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Bên cạnh đó nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ di tích khu vực núi Chứa Chan, UBND tỉnh đã thống nhất phương án cơ cấu tổ chức lại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Xuân Lộc thành Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Bảo tồn thiên nhiên núi Chứa Chan huyện Xuân Lộc trong đó thành lập 02 trạm bảo vệ rừng gồm 07 nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Bảo tồn thiên nhiên núi Chứa Chan là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ một phần, tự chịu trách nhiệm về kinh phí theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ; là đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu, tự đảm bảo một phần về kinh phí. Trung tâm chỉ có một nguồn thu là phần tỷ lệ được trích để lại cho đơn vị sau khi đã nộp vào Kho bạc Nhà nước từ tiền bán vé tham quan Khu du lịch quốc gia núi Chứa Chan. Đối với 07 nhân viên hợp đồng bảo vệ rừng, bảo vệ di tích dự kiến sẽ chi trả tiền lương từ nguồn tiền này.

Để đảm bảo nguồn kinh phí chi trả tiền lương cho 07 nhân viên hợp đồng bảo vệ rừng, bảo vệ di tích (theo Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 23/4/2024 của UBND huyện Xuân Lộc) cũng như nâng cao hiệu quả chất lượng công tác quản lý, bảo vệ rừng, di tích khu vực núi Chứa Chan, Trung tâm kiến nghị nâng giá vé và tỷ lệ phần trăm để lại cho đơn vị. Do đó, việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh có một số nội dung cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

c) Mục đích của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Việc ban hành Nghị quyết nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý và phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4. Nội dung chủ yếu:

a) Số chương, điều: Nghị quyết gồm 06 điều.

b) Nội dung chủ yếu:

- Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai áp dụng cho các danh lam thắng cảnh: Danh thắng Bửu Long và Danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan.

- Đối tượng áp dụng:

+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao trực tiếp quản lý, thu phí và khai thác các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

- Các quy định chính, nội dung mới của quy định so với văn bản trước đó: Nghị quyết có sự điều chỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai áp dụng cho 02 danh lam thắng cảnh: Danh thắng Bửu Long và Danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan.

Đối với danh thắng Bửu Long giữ nguyên mức phí và tỷ lệ để lại theo Nghị quyết số 98/2027/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh. Đối với danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan tăng mức thu phí từ 14.000 lên 20.000 (đối với người lớn, trẻ em cao trên 1,3m) và tăng từ 6.000 lên 10.000 (đối với trẻ em cao từ 1m đến 1.3m). Đồng thời tăng tỷ lệ để lại cho đơn vị thu phí từ 35% lên 50%.

II. VĂN BẢN 2

1. Tên văn bản quy phạm pháp luật

Quyết định số 76/2024/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2. Hiệu lực thi hành

- Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 23 tháng 12 năm 2024.

- Quy định chuyển tiếp: Tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh đã được đặt trước khi Quy chế này ban hành tiếp tục sử dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3. Sự cần thiết, mục đích ban hành

a) Cơ sở chính trị, pháp lý:

- Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị đinh số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng

b) Cơ sở thực tiễn:

Trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai xây dựng nhiều hồ sơ đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại một số địa phương. Mặc dù thực hiện theo quy định: Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ và các quy định liên quan. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng hồ sơ có nhiều bất cập như:

- Việc quy định tiêu chí để đặt tên đường, phố và công trình công cộng đảm bảo xứng tầm với danh nhân, địa danh, sự kiện lịch sử chưa cụ thể;

- Chưa có quy định cụ thể quy mô, cấp độ, chiều dài, chiều rộng cho các tuyến đường dẫn đến lúng túng trong việc lựa chọn các tuyến đường để đặt tên cho xứng tầm với danh nhân, sự kiện, địa danh lịch sử;

- Quy trình, thủ tục trong việc xây dựng hồ sơ đặt, đổi tên đường chưa thống nhất;

- Chưa có quy định cụ thể công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng;

- Chưa có quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn tỉnh, Tổ Tư vấn cấp huyện, xây dựng ngân hàng đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Nhằm nâng cao tính khoa học và hiệu quả trong công tác đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo sự văn minh, trật tự của đô thị, xây dựng đô thị văn minh; thể hiện sự trân trọng của các thế hệ hôm nay và mai sau đối với lịch sử, văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai, việc tham mưu UBND tỉnh Quyết định ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng nhằm tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh là cần thiết.

c) Mục đích của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Việc xây dựng Quyết định ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính trên địa bàn.

- Tạo ra những tiêu chí cụ thể của tỉnh trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương trong việc đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đảm bảo tính khoa học, tính lịch sử và phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa, xã hội và triển khai quy trình thủ tục đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

- Góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế.

- Góp phần xây dựng đô thị đạt chuẩn đô thị văn minh theo quy định.

4. Nội dung chủ yếu:

a) Số chương, điều: 6 chương, 30 điều.

b) Nội dung chủ yếu:

- Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Việc đặt tên, đổi tên đường cao tốc, đường chuyên dùng, đường nội bộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đặt số hiệu đường bộ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

- Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Các quy định chính:

Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quy định cụ thể một số nguyên tắc đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; tiêu chí lựa chọn địa danh, danh từ có ý nghĩa, di tích lịch sử, sự kiện và danh nhân; phân nhóm đường, phố và nhóm công trình công cộng; chức năng, nhiệm vụ hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh và tổ tư vấn đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng cấp huyện; thẩm quyền, trình tự, thủ tục đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; hồ sơ đề nghị đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; xây dựng ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng; phân công trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện đặt, đổi, tên đương, phố và công trình công cộng.

Toàn văn Thông cáo Báo chí /Data/News/770/files/9_thong_cao_bao_chi_ve_vnqppl.pdf

Nhấn để xem  Nghị quyết, Quyết định  /Data/News/770/files/76_2024_UBND.pdf 

/Data/News/770/files/NQ_SO_29_QUY_DINH_PHI_THAM_QUAN_DANH_THANG.pdf

Lượt xem: 1

© 2020 - Sở Tư Pháp Tỉnh Đồng Nai

  Lượt truy cập:     9,925