Những năm qua, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới. Theo đó đã triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh như: bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế, giáo dục… đều được triển khai thực hiện đồng bộ và đạt những kết quả quan trọng, trong đó có các chỉ tiêu đạt và đạt vượt như:
Các chỉ tiêu đạt vượt:
Lĩnh vực chính trị: Hiện tổng số các cơ quan quản lý nhà nước có lãnh đạo chủ chốt là nữ: 126/203 đơn vị đạt tỷ lệ 62.06% (mục tiêu của tỉnh là 55%), trong đó: Cấp tỉnh tỉnh đạt tỷ lệ 50% (11/22 đơn vị); cấp huyện đạt tỷ lệ 63.63% (07/11 huyện) và cấp xã đạt tỷ lệ 63.52% (108/170 xã).
Lĩnh vực kinh tế, lao động: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã: Tính đến ngày 15/12/2023 toàn tỉnh có 1.326/3.949 doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp là nữ, đạt tỷ lệ 33,6% (mục tiêu của tỉnh là 27%).
Về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: 100% người bị bạo lực gia đình, bị bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; trên 85% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.
Trong lĩnh vực y tế: Năm 2023 có 33.722 trẻ sinh ra, trong đó: 17.437 bé trai và 16.285 bé gái. Tỷ số giới tính khi sinh là 107 bé trai/100 bé gái; không có trường hợp tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản.
Trong lĩnh vực giáo dục: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt 99,89%; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt 97,18%; tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) là 23.764/72.738, đạt tỷ lệ 32,67%.
Các chỉ tiêu đạt:
100% nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hoà nhập cộng đồng; 100% người bán dâm là nữ bị cưỡng bức, bóc lột, lạm dụng tình dục được bảo vệ khẩn cấp, được hỗ trợ các dịch vụ xã hội như y tế, học nghề, vay vốn, tìm việc làm; 30% chủ cơ sở và người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh được truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của các bên liên quan; 90% cơ sở có người lao động (đặc biệt là nữ) ký cam kết thực hiện đầy đủ các quyền của người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự; 60% dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới; 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đảng giới; 100% xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở; 100% Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và đài truyền thanh địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng.
Công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng thường xuyên của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025 đã được các đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở quan tâm thực hiện, kết quả các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt như: Tỷ lệ các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã; tỷ lệ nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hoà nhập cộng đồng; tỷ số giới tính khi sinh; tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở….
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã triển khai thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu, các chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2023 tiêu biểu như: Sở LĐTBXH; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tư pháp; Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Công an tỉnh; Việc lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có sự quan tâm, chuyển biến tích cực như trong các lĩnh vực lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo, đặc biệt công tác cán bộ nữ được quan tâm trên tất cả các khâu từ quy hoạch, đào tạo đến sử dụng, đề bạt. Trình độ học vấn cũng như chuyên môn của cán bộ nữ ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Hồ Thị Tuyết Nhung – Ban Dân tộc
© 2020 - Sở Tư Pháp Tỉnh Đồng Nai