Hoạt động của Hội đồng PBGDPL cấp Huyện, các địa phương trong Tỉnh

Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ở cơ sở trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Ngày 20/02/2024 - 14:34:58

 

Thành phố Biên Hòa là Đô thị loại I thuộc tỉnh Đồng Nai, có 29 phường và 01 xã; là trung tâm kinh tế chính trị, xã hội của tỉnh với dân số khoảng 1,3 triệu ngườicó nhiều khu công nghiệp thu hút một số lượng lớn lao động từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước đến sinh sống và làm việc dẫn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khá phức tạp. Do đó công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Tư pháp tỉnh, trong năm 2023 công tác tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuyên truyền pháp luật thông qua các hội thi

1. Đối với việc xác định các nội dung pháp luật cần tập trung phổ biến, giáo dục trên địa bàn thành phố trong năm 2023 nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ở cơ sở:

Ngay đầu năm 2023, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai, xác định các nội dung trọng tâm cần tập trung phổ biến trong năm 2023 gồm:

+ Triển khai phổ biến các Luật mới được quốc hội thông qua trong năm 2023 như Luật Đấu thầu; Luật Giá; Luật khám chữa bệnh...Đồng thời truyền thông đến Nhân dân tích cực tham gia góp ý các dự thảo các chính sách có tác động lớn đến xã hội như: Luật Đất đai sửa đổi, Luật căn cước...

+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống tham nhũng, khiếu nại tố cáo; các quy định về Phòng cháy chữa cháy; Trật tự An toàn giao thông; các quy định về phân loại rác thải tại nguồn; xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng...Đồng thời thành lập các Tổ liên gia hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng phần mền VNeID của bộ công an...Tập trung triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án phổ biến giáo dục pháp luật như Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”; Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật...

Kết quả: Trong năm 2023 thành phố đã thực hiện tuyên truyền trực tiếp 374 cuộc với hơn 29.067 lượt người tham dự. Tuyên truyên thông qua các trang mạng xã hội đến hơn 469.029 lượt người; đăng tải trên trang thông tin điện tử thành phố hơn 296 tin bài, hình ảnh; cấp phát 48.966 tài liệu các loại...

Tuyên truyền thông qua các Hội nghị

2. Đối với cách thức để xác định nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhân dân: Trong năm 2023, UBND thành phố Biên Hoà xác định nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật dựa trên một số cách thức như sau:

Thứ nhất, xác định được tính phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước:

Xác định nội dung PBGDPL không chỉ xuất phát từ đối tượng cần phổ biến mà còn phải căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước. Trong từng năm, giai đoạn hoặc từng thời điểm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn nội dung pháp luật cần thiết phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và lợi ích chung của xã hội để tổ chức truyền thông, phổ biến đến người dân.

Thứ hai, xác định tính phù hợp với đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật: Việc lựa chọn nội dung PBGDPL trước hết phải xuất phát từ đối tượng được PBGDPL là ai? Trình độ nhận thức, điều kiện hoàn cảnh sống của họ như thế nào? Họ có quan tâm đến lĩnh vực pháp luật dự kiến được phổ biến không ? Vướng mắc nào họ đang gặp? Tùy theo đối tượng PBGDPL mà lựa chọn, hình thức, phương pháp nội dung phổ biến pháp luật có thời lượng phù hợp.

Thứ ba,  xác định tính phù hợp, khả thi trong điều kiện của địa bàn thực hiện: Khi tiến hành PBGDPL phải tính đến tính phù hợp, khả thi trong điều kiện của địa bàn thực hiện, cụ thể như sau:

- Căn cứ vào vị trí địa lý, sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn;

- Căn cứ vào phong tục, tập quán của nơi tiến hành PBGDPL.

Thứ tư, xác định được tính hiệu quả, diện bao quát của nội dung PBGDPL: Tính hiệu quả, diện bao quát của PBGDPL thể hiện ở một số tiêu chí sau:

Để xác định được nội dung PBGDPL phù hợp với địa bàn PBGDPL, đòi hỏi người thực hiện PBGDPL có hiểu biết về xã hội, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Bởi pháp luật luôn gắn với đời sống xã hội, quan hệ mật thiết tới các hiện tượng khác của xã hội như: đạo đức, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Chính vì thế, khi thực hiện công tác PBGDPL ở từng vùng miền, người làm công tác PBGDPL cũng cần phải biết được phong tục tập quán của dân tộc đó và vùng miền đó, để mang lại hiệu quả cao nhất là đưa đến người dân những quy định pháp luật mà họ quan tâm.

Thời gian tới, để đánh giá đúng hiệu quả công tác PBGDPL, thì mỗi cấp ủy, chính quyền cần tập trung nâng cao chất lượng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tăng cường đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, địa bàn… từ đó thúc đẩy công tác này đi vào thực chất, có chiều sâu, kịp thời đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào đời sống của mọi tầng lớp Nhân dân./.

Hà Hải Nam - Phòng Tư pháp thành phố Biên Hòa

Lượt xem: 204

© 2020 - Sở Tư Pháp Tỉnh Đồng Nai

  Lượt truy cập:     8,178