Hòa giải ở cơ sở

NỘI DUNG

    Bài học kinh nghiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở

    Thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”, công tác hòa giải ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần tích cực làm thay đổi nhận thức của hòa giải viên, từ chỗ các hòa giải viên trước đây khi tham gia hòa giải còn chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình đến nay các hòa giải viên thực hiện trách nhiệm hơn, tâm huyết hơn, nghiên cứu giải quyết thấu tình, đạt lý, tạo được sự đồng thuận của các bên tham gia hòa giải.  

    Thông qua việc thực hiện Đề án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

    - Để hòa giải ở cơ sở khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống xã hội, trước hết phải có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp trong việc củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Thực tế đã cho thấy, ở địa phương nào có nhận thức đúng đắn, quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức cho công tác hòa giải ở cơ sở thì ở đó, hiệu quả công tác này đạt cao.

    - Cần thực hiện tốt công tác bầu hòa giải viên, đảm bảo lựa chọn những người có uy tín, có kiến thức pháp luật, am hiểu văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, có tinh thần trách nhiệm, khả năng vận động, thuyết phục. Bên cạnh đó, cần huy động sự tham gia của Nhân dân, nhanh chóng phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp để kịp thời tiến hành hòa giải, hạn chế việc để mâu thuẫn kéo dài, trầm trọng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.

    - Phát huy tính tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; tiếp tục gắn hoạt động hòa giải ở cơ sở với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân nhân chấp hành pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở khu dân cư.

    - Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng, địa bàn; xác định đúng nhu cầu của đối tượng để lựa chọn hình thức, nội dung tập huấn, bồi dưỡng phù hợp.

    - Nâng cao năng lực, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên theo hướng từng bước chuyên nghiệp hóa. Cần có cơ chế thỏa đáng cho đội ngũ này.

    - Tăng cường truyền thông về công tác hòa giải ở cơ sở, về gương hòa giải viên tiêu biểu, điển hình để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác này, từ đó sử dụng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống./.

    - Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thỏa đáng cho đội ngũ hòa giải viên. Phải khẳng định rằng, hoạt động hòa giải của hòa giải viên ở cơ sở là hàn gắn những mối quan hệ xã hội đã bị phá vỡ, mang lại hạnh phúc, sự bình yên cho từng gia đình, khu dân cư, cộng đồng. Việc hòa giải kịp thời đã không để những tranh chấp bùng phát thành “điểm nóng”, sự việc nghiêm trọng, giữ gìn an ninh trật tự. Để làm được điều đó, hòa giải viên mất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu vụ việc, hướng dẫn, giải thích quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên, động viên, khuyến khích các bên hợp tác hòa giải... Do đó, cũng rất cần được “hỗ trợ” về vật chất để động viên và khích lệ đội ngũ hòa giải viên.

    - Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến trong công tác hòa giải ở cơ sở; quan tâm tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thông qua các buổi họp, sinh hoạt tổ hòa giải, hội thi; kịp thời phát hiện, nhân rộng các hình, cách làm hiệu quả./.

    Đồng Hoa - Sở Tư pháp

     

    Lượt xem: 625

    © 2020 - Sở Tư Pháp Tỉnh Đồng Nai

      Lượt truy cập:     1,028